Giãn tĩnh mạch thật sự đã trở thành một trong những căn bệnh thời hiện đại. Một đôi chân với những đường mạch máu chằn chịt là dấu hiệu thường gặp. Nó ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người bệnh. Thậm chí còn gây ra những biến chứng không kém phần nguy hiểm. Trong trường hợp xấu nhất, người mắc căn bệnh giãn tĩnh mạch này có thể đối diện với nguy cơ tử vong.
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Là một căn bệnh mà tĩnh mạch bị phình to bất thường. Nguyên nhân trực tiếp là do các van thành tĩnh mạch bị tổn thương. Ngoài ra còn do các yếu tố như di truyền, tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, đặc điểm công việc… Và tỉ lệ nữ giới mắc phải suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn với nam giới
Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch
Bệnh giãn tĩnh mạch ở các giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì nó không có biểu hiện rõ ràng. Chỉ khi ta cảm nhận được sự bất thường thì lúc đó bệnh đã khá nặng. Do đó, khi phát hiện ra các triệu chứng hãy đi thăm khám để điều trị kịp thời
- Chân trở nên đau nhức, nặng nề khi ngồi hoặc đứng quá lâu
- Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng chân và bàn chân
- Các tĩnh mạch màu xanh, đỏ nổi ngoằn nghèo và phình to
- Thường có cảm giác da bị châm chích, kiến bò
- Da bị sậm màu, mỏng hơn và có thể nhiễm trùng mô mềm
- Tĩnh mạch giãn lớn khiến ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng da chân dẫn tới viêm loét. Có thể làm mất khả năng lao động, thậm chí phải cắt bỏ chân
- Nghiêm trọng nhất là các huyết khối trong lòng tĩnh mạch sẽ di chuyển lên tim và gây tắc tĩnh mạch phổi, dẫn đến tử vong đột ngột
Bệnh này có nguy hiểm hay không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Thực tế bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan.
Đầu tiên bạn sẽ luôn thấy khó chịu, vận động khó khăn ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Tĩnh mạch sẽ bị vỡ nếu bạn không may va chạm chấn thương ở khu vực này. Nếu chân có các vết nhiễm trùng thì rất dễ bị lở loét và khó điều trị dứt điểm.
Cách phòng và điều trị bệnh
Ngày nay nhiều phương pháp điều trị ra đời nhờ sự phát triển của y học. Phẫu thuật bằng laser, đốt tĩnh mạch giãn bằng nhiệt đều mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên người bệnh phải tốn nhiều chi phí và thời gian điều trị. Vì vậy cần xây dựng một lối khoa học cùng những biện pháp phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch này
- Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
- Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ và vitamin
- Tăng cường tập luyện thể thao, đi bộ mỗi ngày
- Xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm
- Hạn chế đi giày cao gót
- Sử dụng các loại thuốc, dược phẩm hỗ trợ quá trình hồi lưu tĩnh mạch.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM BỘ
HOTLINE: 03.32.52.62.72
EMAIL: duocnambo@gmail.com